Dòng sản phẩm mới siêu hot brand Hàn Quốc Cotton da cá thể thao 2022.

Đằng sau những chiếc áo đấu ở World Cup 2022

Thương hiệu thời trang Flane ghi dấu bằng thiết kế thanh lịch, quyến rũ, giá cả dễ tiếp cận

Áo đấu cho đội tuyển quốc gia không đơn thuần là việc “nhồi” thật nhiều công nghệ để giúp cầu thủ thoải mái hơn. Một chiếc áo hoàn hảo phải mang những tầng ý nghĩa sâu sắc. Thậm chí, nó có thể khiến một người phải khóc khi nhìn thấy lần đầu tiên.

16 tháng cho một bộ đồ

Đó là quãng thời gian trung bình để đi từ ý tưởng tới tạo ra một mẫu áo đấu cho kỳ World Cup. Các nhà sản xuất có nhiều điều phải làm. Sau mỗi năm, họ cần cải tiến bộ đồ hơn, từ chất liệu, cách may, công nghệ, thiết kế họa tiết…

Tuy nhiên, không phải mọi sáng tạo đều được cho phép. Ví dụ, đội tuyển Cameroon từng khổ sở với những thiết kế của Puma.

Tại cúp châu Phi năm 2002 ở Mali, họ đã mặc một chiếc áo không có tay và trở thành nhà vô địch. Dù vậy, FIFA không đồng ý cho chiếc áo này xuất hiện ở World Cup cùng năm. 2 năm sau, Puma lại làm cho Cameroon một bộ đồ áo liền quần. Dĩ nhiên, FIFA cũng không chấp nhận bộ đồ này và suýt phạt Puma.

ao dau world cup anh 1
Eto’o trong chiếc áo “dị” bị FIFA cấm. Ảnh: Rare Football.

 

Dù gặp khá nhiều rắc rối, không thể phủ nhận những điều Puma hay bất kỳ nhà sản xuất nào cũng muốn là tăng lợi thế cho các cầu thủ. Sau khi thống nhất về công nghệ, nhà sản xuất phải tính tới cách sử dụng các họa tiết hợp lý.

Một trong những bộ trang phục ấn tượng nhất lịch sử World Cup có thể kể đến là áo sân nhà của Đan Mạch năm 1986, áo sân khách của Mỹ năm 1994… Theo Washington Post, đỉnh cao nhất chính là áo sân nhà Nigeria năm 2018.

Các thương hiệu phải cử nhóm thiết kế tới từng quốc gia để tìm kiếm hình ảnh mang tính biểu tượng. Sau đó, họ tìm cách lồng ghép hình ảnh đó vào bộ đồ thi đấu nhằm nâng cao tinh thần dân tộc của các cầu thủ cũng như cổ động viên. Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế gồm kiểu phông chữ, họa tiết thần thoại, lịch sử…

Đôi khi, các cầu thủ cũng góp phần tạo nên những bộ áo đấu. Tại World Cup 2010, chính cầu thủ Hàn Quốc đã nói với Nike về việc họ muốn “trông như chiến binh khi ra sân”. Sau đó, từ “chiến binh” đã được các nhà sản xuất đưa vào ở phần logo tay áo dưới dạng thư pháp. Năm đó, Hàn Quốc cũng đã vào tới vòng 1/8 và chỉ chịu thua với cách biệt tối thiểu 1 bàn trước Uruguay – đội đã tiến tới trận bán kết.

 
ao dau world cup anh 2
Các chiếc áo thường được lồng ghép những yếu tố dân tộc. Ảnh: The Athletic.

 

Tuy nhiên, không phải mọi ý tưởng đều có thể thêm vào áo đấu. Một bộ trang phục hoàn chỉnh phải trong phạm vi cho phép của 128 quy định về trang thiết bị do FIFA đưa ra. Ví dụ, việc đưa hình dạng bản đồ của một quốc gia lên trang phục là không được phép. Các thương hiệu cũng không thể quá phô trương logo của mình. Họ cũng bị giới hạn về kích cỡ và vị trí dành cho thiết kế logo.

Các liên đoàn bóng đá cũng muốn can thiệp vào thiết kế trang phục. Đặc biệt với các liên đoàn lớn, họ có hàng dài danh sách các bên liên quan “cần làm hài lòng”. Tuy nhiên, vào một số năm, các hãng sản xuất thường phớt lờ và đưa ra những sản phẩm bị đánh giá là rập khuôn.

Trong một số trường hợp khác, bộ trang phục có thể khiến người ta khóc vì cảm động. Vào năm 2006, khi nhìn thiết kế áo đấu của Senegal, một trợ lý huấn luyện viên đã bật khóc. Năm đó, nhà thiết kế Rob Warner của Puma đã nhấn mạnh biểu tượng quốc gia trên áo đấu. Và với Senegal, đó là cây bao báp – loài cây biểu tượng và được tôn kính tại nước này.

Không chỉ là bộ đồ thi đấu

Nếu đội tuyển thi đấu thành công, chiếc áo đấu sẽ trở thành biểu tượng. Các nhà sản xuất luôn kỳ vọng khách hàng của mình sẽ thi đấu tốt và giành nhiều danh hiệu. Họ có thể tăng lượng lớn doanh thu nếu đối tác trở thành nhà vô địch giải đấu tầm cỡ World Cup.

“Chúng tôi muốn thiết kế trang phục cho những đội bóng hàng đầu thế giới. Chúng tôi muốn họ giành thật nhiều danh hiệu”, Craig Buglass, người thiết kế trang phục cho đội tuyển Brazil năm 2002 chia sẻ. Năm đó, Brazil đã lên ngôi tại World Cup và bộ trang phục của Nike đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào cho người dân nước này.

 
ao dau world cup anh 3
Khoảnh khắc lịch sử của Zidane ở World Cup 1998. Ảnh: 90min.

 

Doug Bierton, đồng sáng lập của nhà bán lẻ quần áo cổ điển Classic Football Shirts, cho biết nhu cầu về áo đội tuyển đã tăng đột biến trong thời gian diễn ra World Cup.

“Bạn không bao giờ tái tạo được khoảnh khắc Zidane ghi bàn cho Pháp trong trận chung kết năm 1998. Tuy nhiên, chiếc áo sẽ tồn tại mãi mãi. Nó là kỷ vật, đại diện cho khoảng thời gian đẹp đẽ không thể quay lại”, Bierton chia sẻ.

Kể cả đội tuyển không thành công, chiếc áo vẫn sẽ “cháy hàng” nếu nó đủ đẹp. Đó là trường hợp của áo đấu Nigeria tại World Cup 2018. Chiếc áo đã vượt qua ranh giới sân cỏ và trở thành món đồ dạo phố với thiết kế bắt mắt.

ao dau world cup anh 4
Các cầu thủ Nigeria có thể không nổi tiếng nhưng chiếc áo đấu năm 2018 của họ vẫn được săn đón. Ảnh: Sky Sports.

 

3 triệu đơn đặt trước là kỷ lục của nó. Con số khủng khiếp này đã thu về cho Nike và Liên đoàn Bóng đá Nigeria hàng triệu USD. Mới tháng 9 này, Nigeria tiếp tục cho ra mắt phiên bản áo đấu mới. Tín hiệu từ người hâm mộ cũng khá tích cực. Tuy nhiên, việc “đại bàng xanh” không được dự World Cup khiến doanh số chắc chắn sụt giảm so với năm 2018.

“Chiếc áo năm 2018 của Nigeria thực sự nổi tiếng. Người ta có thể không đọc nổi tên một cầu thủ của họ. Và vẫn có nhiều người bỏ tiền mua. Người ta chỉ muốn sở hữu chiếc áo”, Phil Delves, nhà sưu tập áo đấu, chia sẻ.

Sự thành công của mẫu áo này đã biến áo bóng đá vượt ngoài phạm vi sân cỏ. Gần đây, các nhà mốt như Gucci, Balenciaga cũng đã đưa áo bóng đá vào những bộ sưu tập mới. Từ những chiếc áo được dùng để 22 cầu thủ chạy trên sân, chúng đã xuất hiện tại tuần lễ thời trang danh giá.

Nguồn :

https://24h.com.vn

Xem thêm :
Biên tập bởi Phan Trần Trung Quân
Lượt đánh giá : 4.5/5
5/5
BÀI VIẾT LIÊN QUAN