Dòng sản phẩm mới siêu hot brand Hàn Quốc Cotton da cá thể thao 2022.

Len – L13

Len – L13

0 lượt đánh giá của khách hàng
Lượt mua:1.246
Lượt xem: 3089

147,000 

-12%
  • Đơn vị tính giá đ/kg
  • Bảng màu : 100+… màu Xem hình
  • Bộ sản phẩm bao gồm : 02 Lớp nilong, 01 Lớp bao tải bọc, Tag vải Xem hình
  • Chính sách bảo hành chính hãng Xem chi tiết
Phân loại: Nhãn:

1. Khái niệm

Len là một loại vải được làm từ lông thú. Từ những sợi lông đó người ta sẽ kéo và dệt thành các thành phẩm khác nhau.
Đa số mọi người đều sẽ có nghe qua về lông cừu, nhưng thực tế vải len được làm từ nhiều loại lông con thú khác không riêng gì cừu. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng sản phẩm mà thành phần cấu tạo của nó cũng sẽ khác nhau.

2. Nguồn gốc

  • Có một số dấu hiệu nhận biết rằng con người đã sản xuất đồ len từ 8000 năm trước. Còn ở Châu Âu từ 4000 năm trước Công Nguyên, lông cừu mới xuất hiện. Cho đến năm 1500 trước Công nguyên người ta tìm thấy một loại vải len ở Đan Mạch.
  • Trong chế độ La Mã, len là một loại vải rất quan trọng và được sử dụng khá phổ biến. Vào khoảng năm 1200 sau Công nguyên, vải len là một trong những hàng hoá ảnh hưởng cao đến tốc độ phát triển kinh tế của nước Ý. Đến thời kỳ thuộc địa, người Châu Âu bắt đầu xuất khẩu lông cừu sang các lục địa khác.
    Ở lục địa Úc, với diện tích nuôi cừu rộng lớn, Úc đã trở thành thủ đô sản xuất len của thế giới. Ngoài ra New Zealand cũng là một quốc gia sản xuất len có quy mô lớn.
  • Sau này mặc dù vải tổng hợp được sản xuất nhiều làm giảm đi thị phần của vải len. Nhưng không vì vậy mà loại vải len này ngừng phát triển. Năm 2008, Nhật Bản đã cho ra đời Superwool có thể giặt trong máy giặt và phơi khô nhanh trong vài giờ.

3. Các loại vải len

  • Len Merino: Là loại len đươc làm từ lông cừu có tên là Merino. Cừu Merino một năm chỉ thay lông một lần nên chi phí sản xuất loại vải này khá cao. Chất lượng mà loại vải này đem lại cũng rất xuất sắc cho nên nhiều hãng thời trang nổi tiếng đã sử dụng loại vải này để sản xuất áo quần.
  • Len lông cừu Lambswool: Là loại vải len được lấy từ lớp lông đầu tiên khi cừu còn non tháng và thường là 7 tháng kể từ khi mới sinh ra. Cho nên bề mặt vải rất mềm, có độ đàn hồi cao và chất lượng được xem là tốt nhất trong tất cả các loại vải.
  • Len lông cừu thường: Loại len này chỉ khác với Lambswool ở điểm là sợi len được dệt từ lớp lông được cạo lần thứ 2 của cừu. Nó cũng có độ đàn hồi tốt và chất lượng chỉ đứng sau Lambswool.
  • Len Cashmere: Là loại vải len có đường kính sợi nhỏ tới 18 micron, được lấy từ lông của dê. Loài dê này có xuất xứ vùng Kashmir của Ấn Độ. Lông dê Cashmere sẽ được lấy thủ công vào mùa xuân, cho nên số lượng thu hoạch không nhiều như loại vải len khác. Ngoài ra vải có độ bền cao và có độ đàn hồi tốt.

Long de cashmere

  • Len Angora: Angora là tên của một loại thỏ, nên khi vải được làm ra cũng có tên gọi này. Len Angora cũng rất mềm, mịn nhưng độ bền lại không bằng những loại vải len khác.
  • Len cotton: Đây là loại len được kết hợp với vải cotton nhằm để thích ứng với những làn da nhạy cảm. Giúp người mang cảm thấy thoải mái hơn.
  • Len Polyester: Để giảm giá thành và phù hợp với nhiều khách hàng sử dụng, các nhà sản xuất đã pha len với polyester nhằm tạo ra những sản phẩm vừa thoả mãn nhu cầu sử dụng, vừa giúp cho mọi người tiết kiệm được một khoản chi phí.
  • Len Lạc Đà: Len Lạc Đà thô hơn các loại len khác và có độ bền cũng kém hơn. Vì sợi len bị thô nên khi may áo quần thường sẽ có lớp vải lót bên trong nhằm giúp cho sợi len không tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Len Qiviut: Là loại len được sản xuất từ lông bò xạ hương có nguồn gốc ở Alaska. Sợi len Qiviut thường dùng để làm găng tay, mũ len và ít sử dụng làm áo quần do sợi len rất thô.

4. Cách nhận biết vải len

  • Khi đốt vải len, ngọn lửa không cháy mạnh và dễ bị tắt. Tro sau khi tắt lửa dễ bị vỡ ra khi chạm vào.
  • Khi sờ vào vải len sẽ không mềm mịn như các loại vải khác mà nó sẽ có cảm giác bị thô ráp.
  • Khác với các loại vải khác, vải len dễ bị xù lông. Nhìn mắt thường có thể thấy rất rõ đặc điểm này.

II. Quy trình sản xuất vải len

1. Thu hoạch lông

Để sản xuất được vải len, trước hết phải thu hoạch lông từ những con vật có thể lấy lông như cừu, bò, dê, thỏ….

2. Làm sạch lông

Lông sau khi được lấy từ những con thú sẽ được cho đi làm sạch. Len thô sẽ có chất nhờn lanolin, chất nhờn này sẽ được làm sạch bằng các chất xúc tác hoá học. Sau đó sẽ phân loại theo từng kiên.

3. Chải thô và kéo sợi

Sau khi đã được phân loại, len sẽ được chải thô. Quá trình này sẽ giúp cho sợi len được dài ra. Những sợi len dài này tiếp tục được kéo thành sợi.

4. Dệt vải

Sợi len lúc này sẽ được đem đi dệt thành nhiều sản phẩm khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà người chế tạo đang hướng đến.

Quy trinh san xuat vai len

III. Ưu và nhược điểm của vải len

1. Ưu điểm

  • Khả năng giữ nhiệt cao: Với độ dày và độ đàn hồi cao, vải len giúp con người có thể giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.
  • Tính thẩm mỹ cao: Vải len tuy dày nhưng mềm mịn, ko nhăn giúp cho những bộ trang phục trông đep hơn và thẩm mỹ hơn.
  • Co giãn tốt: Độ co giãn của vải len giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái hơn.
  • An toàn cho người sử dụng: Là một loại vải cách điện, khó cháy, dễ nhuộm màu không cần nhiều hoá chất. Chính vì vậy mà nó rất an toàn cho người sử dụng.
  • Tiết kiệm thời gian vệ sinh: Do đã có lớp len bên ngoài chống lại bụi bẩn nên người sử dụng tiết kiệm được thời gian giặt giũ rất nhiều.
  • Thân thiện với môi trường: Là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây ra những tác động xấu cho môi trường.

2. Nhược điểm

  • Lâu khô: Len có khả năng hút ẩm cao đồng nghĩa với việc vải len khi thấm nước sẽ lâu khô hơn. Có nhiều loại áo khoác len sau khi giặt phải mất 3 đến 4 ngày mới khô hoàn toàn được.
  • Dễ ẩm mốc: Vải len nếu để ở những nơi ẩm ướt hay những nơi có độ ẩm cao lâu ngày sẽ dễ sinh nấm mốc.
  • Sợi len bị xước: Những đồ dùng bằng vải len khi không may bị vướng vào một vật nhọn sẽ làm cho sợi len bị xước ra và cũng có thể làm những sợi len khác bị tuột theo.
  • Trọng lượng vải nặng: Những đồ dùng bằng vải len thường rất khó khăn khi vệ sinh. Bởi khi nhúng nước, vải len sẽ hút nước nhiều và làm trọng lượng của vải tăng lên gấp nhiều lần, gây khó khăn cho việc giặt giũ.
  • Xù lông: Vải len giặt nhiều hoặc giặt không đúng cách sẽ rất dễ bị xù lông, làm mất đi tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

IV. Sử dụng vải len trong cuộc sống

1. Sản xuất may mặc

Vải len được người tiêu dùng lựa chọn rất nhiều để sử dụng vào mùa đông. Với những tính năng như chống nhiệt, chống bụi bẩn hay an toàn với người sử dụng mà vải len được sản xuất thành nhiều trang phục, đạo cụ…phục vụ cuộc sống cho con người như:

  • Áo len
  • Áo khoác
  • Quần len
  • Mũ len
  • Khăn choàng bằng len
  • Bao tay
  • Tất chân
  • Giày
    ….

2. Trang trí nội thất

Với những ưu điểm tuyệt vời của loại vải này như hút ẩm tốt, tính thẩm mỹ cao hay giữ nhiệt tốt mà nó được sản xuất để tạo thành những sản phẩm có ích như:

  • Chăn lông
  • Thảm lau chân
  • Thảm trải
  • Bọc sofa
  • Đồ handmade

3. Đan len

Ngoài những công dụng hữu ích trên thì sợi len còn đươc dùng để đan len. Mọi người có thể sử dụng sợi len để đan thành những vật dụng mà mình thích như:

  • Mũ len
  • Áo len
  • Khăn len
  • Giày len
  • Giỏ len
  • Túi xách
  • Gấu bông
  • Hoa tai
  • Vòng cổ,….

Su dung len trong cuoc song

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải len

1. Những việc nên làm

  • Để áo quần len ở những nơi khô thoáng. Khi cất trong một thời gian dài nên cho vào túi nilon kín để giảm những tác động xấu bên ngoài.
  • Nên cho thêm giấm vào khi giặt đồ len
  • Khi mang áo len nên có thêm một áo bên trong nữa. Cách sử dụng này vừa giúp người sử dụng thấy ấm áp vừa giúp cho làn da không khó chịu khi trực tiếp tiếp xúc với len.
  • Nên sử dụng bàn là hơi nước

2. Những việc không nên làm

  • Khi giặt không vắt quá mạnh
  • Không dùng móc để phơi áo quần. Việc này sẽ làm cho vải bị mất phom dáng ban đầu.
  • Không dùng các loại thuốc tẩy mạnh khi làm sạch vải len
  • Không dùng nước nóng để giặt vải len. Việc làm này sẽ làm sợi len bị giãn ra.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Len – L13”
Review now to get coupon!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *