Dòng sản phẩm mới siêu hot brand Hàn Quốc Cotton da cá thể thao 2022.
Những việc không nên làm để đảm bảo an toàn và độ bền cho ấm siêu tốc
- Thảo Phương
- 15:53 Chiều
1. Không nắm vào dây để rút điện
Trong một số trường hợp vội vàng hay lười cúi người xuống thì người dùng thường có thói quen cầm vào dây điện của ấm để rút phích cắm ra ngoài. Tuy nhiên, đây là hành động không an toàn nên khi rút điện cho ấm siêu tốc, bạn tuyệt đối không được cầm dây điện.
Thay vào đó, bạn hãy cầm đúng phích cắm khi rút dây ra khỏi nguồn để tránh dây điện không bị nứt, đứt hay gây rò rỉ điện. Qua đó, người dùng sử dụng an toàn hơn và tránh tình trạng bị điện giật.
2. Không sử dụng cho mục đích khác ngoài nấu nước
Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước. Tuy nhiên một số người dùng, đặc biệt là các sinh viên thường có thói quen sử dụng ấm đun siêu tốc để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,…
Cách sử dụng như thế là không đúng vì khiến cặn đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng. Nếu thói quen này được lặp lại nhiều lần có thể gây chập điện cho ấm đun và rất nguy hiểm cho người dùng.
3. Không di chuyển ấm khi đang sử dụng
Khi đang cắm điện nấu nướng, bạn không nên di chuyển ấm ra vị trí khác. Đồng thời, bạn cũng không được bê ấm bằng đế tiếp điện để tránh điện giật.
Ngoài ra, khi đun nước phải đóng kỹ nắp, nếu mở nắp thì tính năng tự ngắt điện an toàn sẽ không hoạt động.
4. Không rót sạch nước ra khỏi bình khi vừa đun sôi
Khi bình đun siêu tốc đun sôi nước đến mức nhiệt quy định thì công tắc điện sẽ tự động ngắt. Tuy nhiên, nước trong bình vẫn tiếp tục sôi vì mâm nhiệt dưới đáy bình vẫn còn tỏa nhiệt.
Khi đó, bạn không nên rót sạch nước ra khỏi bình khi vừa đun sôi vì làm như thế thì mâm nhiệt dễ bị cháy và hư hỏng. Để tăng độ bền cho ấm đun thì bạn hãy để lại khoảng một chút nước ở đáy, sau đó chờ mâm nhiệt nguội hẳn mới rót hết nước trong ấm.
5. Không nấu nước quá ít hoặc quá đầy
Đa số các ấm đun siêu tốc đều được nhà sản xuất trang bị mức quy định lượng nước đổ vào. Ký hiệu Max quy định lượng nước tối đa còn Min quy định cho lượng nước tối thiểu.
Thế nên, người dùng hãy đổ đúng lượng nước quy định trên sản phẩm. Nếu đổ lượng nước vượt mức Max thì khi sôi nước sẽ bị trào ra ngoài dễ bị chập điện, hư hỏng. Còn đổ nước quá ít và dưới vạch Min thì thiết bị sẽ bị nóng, đóng cặn và nhanh hỏng.
Bình đun siêu tốc Bluestone 1.8 lít KTB-3369
6. Không để dư nước trong ấm quá lâu
Sau khi sử dụng ấm đun, rất nhiều người mắc lỗi quên đổ hết nước dư trong ấm ra ngoài và để nước trong ấm suốt thời gian dài. Điều này sẽ làm cho ấm bị đóng cặn từ đó giảm khả năng trao đổi nhiệt và nước lâu sôi hơn.
Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày thì lớp cặn bẩn sẽ bám dày hơn và khiến rơle đo nhiệt nhanh hỏng. Thậm chí khi đun nước, nước trong ấm chưa sôi đến mức nhiệt quy định cũng sẽ tự động ngắt điện.
7. Không nấu nước nhiều lần liên tiếp
Nhiều người dùng cho rằng, việc nấu nước bằng ấm đun siêu tốc liên tục sẽ giúp tiết kiệm điện vượt trội vì ấm vẫn còn nóng. Tuy nhiên, việc nấu nước liên tục sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, nguồn điện quá tải và gây ra chập điện có thể dẫn đến cháy ấm.
Nếu bạn muốn tiếp tục nấu nước thì hãy đợi ấm nguội khoảng 30 phút. Lúc này, mâm nhiệt bên dưới đã nguội vừa tiết kiệm điện vừa tăng độ bền sản phẩm.
8. Không cắm chung ấm với nhiều thiết bị điện khác
Đối với các loại ấm đun trang bị mức công suất hoạt động mạnh mẽ thì bạn không được cắm chung ấm với nhiều thiết bị điện khác. Bạn nên cắm điện vào một ổ cắm riêng để giữ an toàn cho người dùng và sản phẩm.
Với các ấm đun có mức công suất hoạt động nhỏ, bạn có thể cắm chung với các thiết bị khác. Tuy nhiên, bạn không nên vừa nấu nước, vừa hoạt động cùng lúc với các thiết bị khác như nồi cơm điện, bếp điện, bàn ủi, máy nước nóng hay máy giặt vì sẽ gây quá tải, cháy nổ.